Thành viên tích cực

You are not connected. Please login or register

Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Thu Mar 15, 2012 8:03 pm
Người Thiệu Hóa
Người Thiệu Hóa

Admin


Mặc dù nhà ông Đình nằm sâu trong xóm nhỏ, cách đường lớn cả mấy cây số nhưng tôi không mất nhiều thời gian để tìm đến đúng địa chỉ. “Bác ơi, chú ơi cho cháu hỏi đường về nhà ông Đình có con trai là Hà bị chất độc da cam ở đâu nhỉ?", "Chú đến đó làm gì vậy, thằng Hà thì ở khu này ai mà chả biết, cái ngày đám cưới nó cả TP. Vinh này đến chúc mừng đấy. Để tôi dẫn chú vào tận nơi".


Hòa nói tình cảm của cô dành cho Hà chưa bao giờ phai nhạt, rằng cô sẽ ở bên Hà trọn đời.


Căn nhà ngói ba gian hướng mặt ra cánh đồng lúa mênh mông hiện ra trước mặt tôi. “Đấy nhà ông Đình đấy, chú vào đi, gia đình họ tuy còn vất vả nhưng sống hạnh phúc lắm. Ông Đình tốt phúc thật, có cô con dâu mà nhà nào cũng muốn được như thế”, bác dẫn đường cho tôi nói thế rồi quay trở lại quán sửa xe của mình.
Từ từ dắt xe vào ngõ, tôi được một người đàn ông đầu hói, mái tóc hoa râm ra đon đả mời vào nhà. Ông là Nguyễn Văn Đình, bố của Hà.
Bên ấm nước chè xanh vừa nấu tỏa hơi thơm lừng, tôi được ông Đình kể cho nghe một thời oanh liệt ông từng trải qua.
Năm 1968, cũng như bao thanh niên khác, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại chiến trường Bình – Trị - Thiên khói lửa, đường 9 Nam Lào.
Hòa bình lập lại, người lính trẻ Nguyễn Văn Đình trở về quê hương lập nghiệp và xây dựng gia đình. Hai năm sau ngày cưới, hai vợ chồng họ sinh được đứa con trai bụ bẫm. Thế nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Lên hai, đứa bè ấy tự nhiên tay chân co quắp, teo dần, teo dần. Gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh vẫn ngày một nghiêm trọng.
Nén nước mắt vào trong, vợ chồng ông Đình sinh thêm đứa thứ hai cũng là con trai. Đó là vào năm 1987, nhìn đứa con thứ hai khôi ngô, tuấn tú không khác gì anh nó ngày mới sinh mà vợ chồng ông lại thấy lo lo trong lòng. Lần này ông đặt tên cho con là Hà, cũng là để kỷ niệm một thời chiến đấu oanh liệt ở Đông Hà (Quảng Trị) của ông.
Nỗi lo của đôi vợ chồng ấy dần hiện hữu khi càng lớn Hà càng có biểu hiện giống anh của mình. Và rồi Hà cũng bị nhiễm chất độc đioxin từ nha như anh trai. Theo thời gian, đôi chân, đôi tay của Hà ngày càng teo lại. Mọi nỗ lực của gia đình cũng chỉ giúp Hà ngồi được xe lăn để đi lại. Trong sâu thẳm tâm ruột gan của vợ chồng ông Đình vẫn nuôi hi vọng một ngày nào đó có tiền lại đưa con đi chữa bệnh.




Ông Đình bảo, sinh hai thằng con trai, đứa nào cũng bệnh tật, thử hỏi có nỗi đau nào hơn.


Hà dần lớn lên càng thấy tủi thân. Hà nghĩ tương lai mình coi như đã hết khi ngồi trên xe lăn, thân hình bị liệt nửa người, sống chỉ tổ khổ bố mẹ nên em đã nhiều lần tìm đến cái chết, nhưng may mắn là gia đình phát hiện kịp thời ngăn cản ý nghĩ đó của em.
Những khi trái gió trở trời là mỗi lần Hà phải chống chọi với cái “án tử hình” bởi những cơn co giật, đau buốt đến tận xương tủy. Cứ như thế Hà sống trong tuyệt vọng, khắc khoải và những chuỗi ngày dài phía trước đầy bóng tối.
Câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích
Sau một thời gian gom góp được ít tiền, ông Đình lại khăn gói đưa Hà ra bệnh viện Bạch Mai để chữa trị. Cũng trong lần điều trị này, Hà gặp nữ y tá xinh đẹp Đinh Thị Hòa, quê ở Mỹ Đức, Hà Nội. Hòa là sinh viên trường Cao đẳng Y Hà Đông đang thực tập ở bệnh viện Bạch Mai.
Trong thời gian tiêm, chuyền, chăm sóc cho Hà, cô sinh viên trường y có tấm lòng nhân ái rất hiểu hoàn cảnh bệnh tật, thông cảm và luôn động viên Hà vượt qua để sống.
Dù chỉ một thời gian ngắn được nói chuyện, tiếp xúc với nhau nhưng giữa chàng trai xứ Nghệ có khuôn mặt đẹp như diễn viên mang trong mình chất độc da cam và cô sinh viên trường Y đã có nảy sinh tình cảm đặc biệt. Hòa luôn dành một tình cảm chân thành cho Hà và anh cũng cảm nhận được điều đó.



Ảnh cưới của đôi bạn trẻ Hà – Hòa.


Những cơn đau quằn quại lúc nửa đêm đã có bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp hay khi rút mũi kim tiêm, lúc chuyền thuốc và những lời động viên của cô y tá thôn quê mang một ít “lửa” đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí cho anh vượt qua tất cả.
Thế rồi, họ chia tay nhau trong quyến luyến, bịn rịn, họ hiểu và cảm thông cho nhau nhưng không nói được nên lời vì còn e ngại. Chàng trai mặc cảm vì số phận, còn cô gái phía trước còn bao nỗi lo chưa thành.

Hà trở về quê nhà vơi bao chất chứa trong lòng. Giữa hai người bắt đầu trao đổi thư từ qua lại, có lúc là nhưng cuộc điện thoại thâu đêm.
Thời gian tiếp theo, mỗi khi Hà ra Hà Nội điều trị là lại có bàn tay của Hòa cầm chắc sau xe lăn đưa anh đi dạo phố phường Hà Nội. Trong một lần như thế Hòa đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình dành cho Hà. Thế nhưng khi cô chủ động nói lời yêu lại bị Hà từ chối một cách phũ phàng, bởi chàng trai cũng vì quá yêu nữ y tá ấy nên không muốn mình là “của nợ” trong cuộc đời còn lại của cô. Và Hà chỉ mỉm cười im lặng đáp lại lời cầu hôn chân thành của Hòa.
Tâm sự với tôi, Hà bảo: “Lúc đó em cũng muốn nói với Hòa là em cũng yêu Hòa vô cùng nhưng không sao nói nên lời. Em biết Hòa thương em thật lòng nhưng em không thể, không muốn mình là gánh nặng cho Hòa cũng như việc chắc chắn gia đình Hòa sẽ gây khó dễ cho cô ấy”.

Thế nhưng, sức mạnh tình yêu thì không ai có thể ngờ được. Sau khi tốt nghiệp ra trường, Hòa lén lút khăn gói vào tận Nghệ An để gặp người yêu. Hai người gặp nhau mừng mừng, tủi tủi rồi họ ôm nhau khóc như một đứa trẻ.
Khi biết được ý định của Hòa vào xin gia đình cho cưới Hà làm vợ thì cả bên gia đình Hòa và Hà ai cũng phản đối kịch liệt. Với gia đình Hòa thì họ không muốn con mình phải sống cuộc đời khổ cực khi gắn đời mình với một người ngồi trên xe lăn.
Con gia đình Hà thì vì thương Hòa nên cũng ra sức ngăn cản. “Lẽ ra khi nghe được tin này vợ chồng tui phải vui mừng mới đúng. Bởi hai thân già mong mỏi trước khi nhắm mắt cũng muốn có một người chăm sóc cho đứa con tội nghiệp. Thế nhưng không đành, chuyện hạnh phúc trăm năm là của cả một đời người”, ông Đình nghẹn ngào.



Đôi bạn trẻ hạnh phúc bên người thân và bạn bè trong ngày cưới.


Cứ tưởng Hòa sẽ từ bỏ ý định lấy Hà, nhưng cô đã kiên quyết thề độc: Nếu không cho con lấy anh Hà thì con sẽ chết, không lấy ai nữa. Hoảng sợ, vợ chồng ông Đình phải chuẩn bị trầu cau ra dạm hỏi nhà gái. Phải đi đến lần thứ 3 gia đình họ gái mới chấp nhận. Lần này ngoài cau trầu ăn hỏi thì còn có một lễ vật đặc biệt mang theo đó là bức thư của Hòa viết gửi cho gia đình.
Trong thư Hòa nói rằng nếu lần này mà gia đình từ chối thì Hòa sẽ ở trong này mãi mãi không quay về nữa. Thế là họ gái đành phải chấp nhận lễ ăn hỏi của họ nhà trai.
“Lúc đó em cũng nghĩ làm như thế thì bố mẹ em sẽ buồn lắm, nhưng thật sự em đã xác định rằng trong cuộc đời này em chỉ yêu Hà và lấy Hà làm chồng mà thôi, có lẽ cái duyên trời định đã gắn em với anh ấy nên không ai có thể tách rời được”, Hòa tâm sự với chúng tôi.
Mùa đông năm 2009, đám cưới của đôi bạn trẻ Hà – Hòa diễn ra trong niềm vui khôn xiết của gia đình, bàn bè, hàng xóm láng giềng. Người ta nói rằng đó là một đám cưới vui chưa từng thấy, độc nhất vô nhị lúc bấy giờ. Lễ cưới diễn ra gây xôn xao cả TP. Vinh, khách chật kín sân, họ hầu hết là “khách không mời mà đến”, vì tình cảm, vì sựu tò mò, cảm phục nên đến chia vui.
“Đợt đó ông Tô Hồng Hải - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ An, ông Trần Duy Ngoãn, Giám đốc Đài truyền hình Nghệ An cũng về chúc mừng và chung vui với hai đứa nó”, ông Đình khoe.

Trong tiệc cưới cô dâu hạnh phúc, xúng xính trong chiếc váy cưới nhẹ nhàng đẩy chiếc xe lăn đưa chú rể đi quanh bạn bè cùng nâng ly chúc tụng. Thế là chàng trai da cam xứ Nghệ và cô y tá Hà Thành nên duyên chồng vợ với nhau.

Tình yêu kết trái

Sau cái ngày hai người nên duyên chồng vợ, Hà – Hòa còn nhận được rất nhiều quà từ mọi người. Họ đến vì tình cảm cũng nhiều mà đến vì sự tò mò hiếu kỳ cũng không ít.
Rất nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh cô dâu đẩy chú rể ngồi trên xe lăn từ từ tiến vào hôn trường đã rơi nước mắt, để lại một ấn tượng khó phai trong tâm trí họ. Ai ai cũng khâm phục tình yêu của đôi bạn trẻ, ý chí, nghị lực tuyệt vời cũng như lòng dũng cảm của cô dâu Hà Thành. Hòa đã cho mọi người thấy sức mạnh tình yêu của mình dành cho chàng trai xứ Nghệ.
Họ cưới nhau được một thời gian, ông Bùi Đức Lộc, Giám đốc Công ty Cổ phần quản lý và phát triển hạ tầng đô thị TP. Vinh cảm phục trước tình yêu bất tử của Hòa dành cho Hà nên ông đã nhận cô vào làm nhân viên phụ trách y tế cho công ty.


Khỏi nói hết niềm vui của Hòa khi có được việc làm, mặc dù có xa nhà (nhà cách chỗ làm gần 10km) môt chút nhưng chị vẫn cảm thấy mình may mắn khi được mọi người thương yêu.

Hằng ngày, sau giờ làm việc ở công ty, Hòa lại tất bật trở về nhà để lo cho chồng, chăm sóc chồng từ vệ sinh, ăn uống đến giặt giũ. Khó nhọc là vậy, nhưng Hòa chưa bao giờ kêu than một lời.
Hòa bảo với tôi rằng: “Khi em đã xác định về chung sống với anh ấy thì em không còn sợ khổ sợ khó nữa, em chỉ mong anh ấy khỏe là em vui lắm rồi. Em không bao giờ nghĩ mình đã chọn sai con đường trong quãng đời còn lại”.
Từ khi về làm dâu xứ Nghệ, Hòa luôn được mọi người trong gia đình từ bà nội bố mẹ chồng, em chồng luôn dành cho Hoà một tình thương yêu đặc biệt, như phần nào muốn bù đắp cho Hoà những thiệt thòi, vất vả.
“Lẽ ra thứ 7, chủ nhật, chồng chở vợ con đi chơi đây, chơi đó. Nhưng em thì đành chịu. Ước muốn một lần ra thăm nhà ngoại ở Hà Nội xem ra cũng khó lòng thực hiện. Càng nghĩ em càng thấy thương Hoà...”. Hà tâm sự trong nước mắt. Với Hà thì Hòa là một cô gái dũng cảm, giàu đức hi sinh… .
Gần một năm sau ngày cưới, niềm vui của đôi vợ chồng trẻ Hà - Hòa được nhân lên bội phần khi đứa con đầu lòng của họ ra đời, một bé trai bụ bẫm, kháu khỉnh và đặc biệt là khuôn mặt đẹp trai rất giống với bố nó.



Ông Đình bên cháu nội và vợ chồng Hà – Hòa.


Để ghi nhớ mối tình của của hai đứa cũng là thể hiện tấm lòng trân trọng của gia đình đối với cô con dâu yêu quý, ông Đình quyết định đặt tên cho cháu nội của mình là Nguyễn Tri Ân, một cái tên rất ý nghĩa.
Bé Tri Ân là quả ngọt của câu chuyện tình yêu đầy cảm động của chàng trai da cam xứ Nghệ và cô y tá trẻ Hà Thành.
Đến nay Tri Ân đã 15 tháng tuổi, cháu bé lớn lên khỏe mạnh và trông rất thông minh, tinh nghịch.
“Vợ chồng em không mong muốn gì hơn mà chỉ mong cháu nó khỏe mạnh, đừng như bố là mãn nguyện lắm rồi”, vợ chồng Hà - Hòa chia sẻ.
Nỗi lo phía trước

Giờ đây vợ chồng Hà - Hòa đã tách ra hộ riêng nhưng hai người vẫn phải sống nhờ nhà bố mẹ vì chưa thể có tiền mua đất, cất nhà.
Nói là có việc làm nhưng lương cũng chỉ đủ xăng xe, mỗi tháng Hoà được 1,4 triệu, trừ tiền xăng xe đi lại thì cũng không còn bao nhiêu nữa. Nhưng khổ nhất vẫn là bệnh tình của Hà vẫn không giảm được chút nào. Cái chất độc quái ác đó luôn hành hạ Hà mỗi khi trái gió trở trời hay hết thuốc.
Cứ đều đặn hai tháng một lần, ông Đình lại phải đưa con ra Hà Nội thăm khám, điều trị, mỗi lần đi như vậy cũng tiêu tốn hết hơn chục triệu bạc. Nhà nghèo, nhưng thương con nên ông cũng phải chạy vạy khắp nơi để giúp con phần nào vơi bớt nỗi đau.



Đôi khi nhìn vợ âu yếm con, Hà thấy ứa nước mắt


“Biết là tốn tiền nhưng cũng đành phải chịu chú ạ. Chẳng nhẽ làm cha, làm mẹ lại có thể nhìn con đau như vậy mà im lặng. Không có tiền tôi phải chạy vạy vay mượn để đi lấy thuốc cho con.
Trước đây nhà nước hỗ trợ 100% tiền thuốc thì chỉ tốn tiền ăn ở đi lại là còn đỡ nhưng nay nhà nước chỉ hỗ trợ 80% nữa thôi. Nhà làm nông như chúng tôi lấy tiền đâu ra, nhưng cũng không thể nhìn con vật vã trong cơn đau được, tôi chỉ mong sao nó khỏe mạnh để vui vẻ với vợ với con.
"Nghĩ nhiều chỉ thấy tội cho Hòa, nó về làm dâu mà đã có ngày nào được nghỉ đâu, hết việc công ty lại về lo cho chồng con tối mày tối mặt. Cả nhà ai cũng thương nó nhưng cũng không biết làm sao được cả", ông Đình vừa nói vừa lấy tay gạt hai dòng nước mắt đang lăn dài trên gò má đen sạm.



Hòa hạnh phúc bế đứa con trai đầu lòng của mình


Được biết, mỗi tháng Hà được nhà nước hỗ trợ 770.000 đồng tiền chất độc da cam, nhưng số tiền đó nào có thấm tháp gì đâu khi mỗi lần Hà đi chữa trị hết cả chục triệu đồng. Nhiều lần do không có tiền để cả hai cha con đi, ông Đình đành phải lặn lội một mình ra Hà Nội mua thuốc về tự tiêm, biết là không đảm bảo bằng đưa con ra tận nơi nhưng ông cũng phải cắn răng chịu đựng nhằm để “tiết kiệm chi phí”.
“Năm nay tôi cũng đã già rồi, ra đi lúc nào không hay. Tôi chỉ mong các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội có lòng giúp đỡ vợ chồng thằng Hà, con Hòa nó cất được cái nhà cho tử tế để che nắng che mưa. Cái Hòa nó có việc làm cho ổn định, gần nhà để tiện chăm sóc chồng con. Được như vậy tôi ra đi cũng yên lòng”, bố của Hà vẫn trăn trở.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng với đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc là có thật và chúng tôi vẫn tin, với tình yêu, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, họ sẽ vượt qua tất cả. Cũng rất mong, các cá nhân, nhà hảo tâm, tổ chức xã hội quan tâm phần nào giúp đôi vợ chồng trẻ Hà - Hòa được chung sống yên ấm, vui vẻ bên nhau trọng đời, mà trước mắt là một căn nhà để đôi bạn trẻ sống hạnh phúc bên nhau.

[Báo pháp luật]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Người Thiệu Hóa
Thu Mar 15, 2012 8:34 pm
Mập iu
Mập iu

Smod

Đã đọc bài này ngay từ đầu bài được đăng, thật sự cảm phục vì tình yêu của anh Hà và Chị hòa, ty của họ thật sự khiến cho mọi ng cảm động và cảm phục về tình yêu đó
Ước ao có một ng iu mình thật lòng

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Mập iu

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết mới cùng chuyên mục

      Quyền hạn của bạn:

      Bạn không có quyền trả lời bài viết